Giai đoạn thập niên 90 và đầu những năm 2000, đội tuyển Việt Nam chào đón nhiều những gương mặt nổi bật. Tiêu biểu nhất trong giàn hào thủ này có thể kể đến Nguyễn Hồng Sơn. Với nhiều người, anh chính là cầu thủ vĩ đại nhất mà nền bóng đá nước nhà từng sản sinh. Mặc dù không thể giành vàng về cho đội tuyển nước nhà, Hồng Sơn vẫn có một di sản đồ sộ mà những hậu bối sau này phải thèm khát.
Xuất thân của danh thủ Nguyễn Hồng Sơn
Nguyễn Hồng Sơn sinh vào ngày 9 tháng 10 năm 1970 tại Thủ Đô Hà Nội. Tên ban đầu của anh được đặt là Nguyễn Sỹ Sơn nhưng sau đó đổi thành Nguyễn Hùng Sơn. Giai đoạn đi du đấu miền Nam, rất nhiều khán giả do cách phát âm địa phương mà nhầm anh là “Hồng Sơn”. Bởi vì sự nhầm lẫn này thường đem tới kết quả tốt, anh đã đổi tên luôn thành “Nguyễn Hồng Sơn” từ đó tới nay.

Cầu thủ này gia nhập CLB Thể Công từ năm 1988, sau đó đã trải qua tới 16 năm thi đấu tại đây trước khi chuyển qua Công nhân Bia Đỏ vào mùa giải 2004. Trong sự nghiệp thi đấu cho màu áo lính, Nguyễn Hồng Sơn có được 401 lần ra sân và 58 bàn thắng ghi được. Thời gian thi đấu cho Công nhân bia Đỏ, cầu thủ này có một mùa giải trọn vẹn và 8 pha lập công ghi được. Ở đấu trường V League, danh thủ Hồng Sơn đã có được chức vô địch giải đấu vào năm 1990 và 1998. Ngoài ra, anh còn có cho mình Siêu Cúp Quốc Gia vào năm 1998.
Nguyễn Hồng Sơn được biết đến là một cầu thủ có bản năng săn bàn đáng gờm, cùng với đó là những ra rê dắt bóng đậm chất nghệ sĩ. Cũng vì vậy mà anh có lúc được chơi ở vị trí tiền đạo cắm và những có những thời điểm được bố trí đá ở hành lang cánh. Vào năm 1990, Hồng Sơn đã giành giải thưởng cầu thủ ghi bàn tốt nhất ở V League. Thi đấu trong màu áo lính, Nguyễn Hồng Sơn cũng là một sĩ quan quân đội với chức Trung Tá.
Hành trình trên đội tuyển quốc gia.
Nguyễn Hồng Sơn đã lên đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1993, thi đấu cho tới tận năm 2001 mới giã từng sự nghiệp quốc tế. Anh đã có 37 lần ra sân cho Rồng Vàng, ghi được 18 bàn thắng trên mọi đấu trường. Nguyễn Hồng Sơn cùng thế hệ vàng của đội tuyển Việt Nam khi ấy thường tiến sâu ở những giải đấu quan trọng, nhưng lại vụt mất ánh hào quang cuối cùng. Trong 3 kỳ Tiger Cup mà sau này đổi tên thành AFF Suzuki Cup năm 1996,1998 và 2000 thì lần lượt anh cùng đội tuyển quốc gia cán đích ở vị trí thứ 3, thứ 2 và thứ 4. Thành tích Á Quân mùa giải 1998 chính là kỷ niệm đáng nhớ nhất của Hồng Sơn với đội tuyển quốc gia, nơi mà đội nhà đã thất bại chỉ trong khoảnh khắc.

Nguyễn Hồng Sơn cũng đã cùng đội tuyển Việt Nam tham dự những kỳ Sea Games, giành được huy chương đồng năm 1997 và huy chương bạc vào năm 1995 và 1999. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2005, Nguyễn Hồng Sơn cũng tham gia đội tuyển Futsal Việt Nam. Thành tích cá nhân trong sự nghiệp của Hồng Sơn nổi bật với danh hiệu Quả Bóng Vàng Việt Nam năm 1998 và 2001. Anh cũng được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Á vào năm 1998.
Vị thế của Nguyễn Hồng Sơn còn lên cao hơn khi vào năm 1999, anh cán đích ở vị trí thứ 2 trong cuộc thi bóng đá mà Pepsi là nhà tài trợ. Đây là giải đấu mang tính giao hữu nhưng có sự xuất hiện của những danh thủ hàng đầu thế giới như Dwight Yorke, Rui Costa, Carlos hay Beckham. Đây cũng là lần hiếm hoi mà cầu thủ Việt Nam có cơ hội được thử sức với những ngôi sao xuất sắc nhất bóng đá thế giới.
Sự nghiệp huấn luyện viên của Nguyễn Hồng Sơn
Cuối mùa giải V-League 2002, Nguyễn Hồng Sơn thông báo giã từ sự nghiệp bởi vấn đề chấn thương. Nhưng trong giai đoạn 2 của mùa giải kế tiếp, anh thông báo tái xuất sân cỏ và đầu quân cho Công nhân Bia Đỏ.

Sang đến năm 2005, Nguyễn Hồng Sơn chuyển hẳn qua công tác huấn luyện và CLB đầu tiên của anh là Thành Nghĩa Quảng Ngãi. Nhưng chỉ trong 1 mùa giải không gặt hái được thành tích, Hồng Sơn trở về lò đào tạo trẻ của Thể Công, trở thành HLV trưởng lứa U15 từ năm 2006 đến 2008. Giai đoạn từ đó tới nay thì Hồng Sơn tập trung vào công tác quản lý Trung tâm huấn luyện bóng đá HS8, anh cũng chính là chủ đầu tư.
Nguyễn Hồng Sơn chính là một huyện thoại mà nền bóng đá Việt Nam may mắn sở hữu trong giai đoạn cách đây 20 năm. Sự hào hoa trong lối chơi và nhuệ khí chiến đấu của một người lính khiến Hồng Sơn nhận được tình cảm yêu quý của nhiều đời CĐV. Có thể nói, tài năng của Hồng Sơn rất hiếm có và HLV tuyển Brazil Dido từng cho rằng nếu anh sinh ra trên đất Samba thì có thể trở thành huyền thoại thế giới. Sự thăng hoa trên sân cỏ của anh đã lan tỏa niềm đam mê với bóng đá của người dân trong nước, cũng đã góp phần khiến môn thể thao vua được mọi lứa tuổi si mê như ngày nay.